Hiệu ứng tâm lý khách hàng là các hiện tượng tinh thần, cảm xúc hoặc tư duy mà khách hàng trải qua khi tương tác với sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của một doanh nghiệp. Hiệu ứng tâm lý khách hàng thường được áp dụng rộng rãi trong marketing và bán hàng, giúp tiếp cận khách hàng và gia tăng lợi nhuận. Dưới đây là tổng hợp 10 hiệu ứng tâm lý khách hàng trong kinh doanh:
Mục lục
- 1 Lợi ích khi sử dụng hiệu ứng tâm lý khách hàng
- 2 Các hiệu ứng tâm lý khách hàng trong bán hàng
- 2.1 Hiệu ứng tâm lý chim mồi (Decoy Effect)
- 2.2 Hiệu ứng đám đông (Informational Social Influence)
- 2.3 Hiệu ứng mỏ neo (Anchoring Effect)
- 2.4 Hiệu ứng tâm lý lan truyền (Social Proof)
- 2.5 Hiệu ứng phân nhóm (Clustering)
- 2.6 Hiệu ứng ngủ quên (Sleeper Effect)
- 2.7 Hiệu ứng ám ảnh về mất mát (Loss Aversion)
- 2.8 Hiệu ứng tâm lý nguyên bản (Verbatim Effect)
- 2.9 Hiệu ứng khan hiếm (Scarcity Effect)
- 2.10 Hiệu ứng cánh bướm (Butterfly Effect)
- 3 Tạm kết
Lợi ích khi sử dụng hiệu ứng tâm lý khách hàng
- Tăng cường sự quan tâm và sự kết nối với sản phẩm hoặc thương hiệu.
- Thúc đẩy quyết định mua hàng và tăng tỉ lệ chuyển đổi.
- Xây dựng mối quan hệ trung thành và lâu dài với khách hàng.
- Tạo ra cảm giác hài lòng và hạnh phúc sau mỗi giao dịch.
- Tăng cường ý thức về thương hiệu và nhận thức về sản phẩm.
- Sự khác biệt và làm nổi bật sản phẩm hoặc thương hiệu trên thị trường.
- Tạo lòng tin và uy tín với khách hàng, tăng khả năng quay lại mua hàng lần sau.
- Xây dựng đánh giá tích cực và phản hồi từ khách hàng, giúp cải thiện và phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Tạo niềm năng cho việc tăng giá trị và tăng doanh số bán hàng.
- Cơ hội mở rộng mạng lưới khách hàng thông qua hoạt động tâm lý tích cực.
Các hiệu ứng tâm lý khách hàng trong bán hàng
Hiệu ứng tâm lý chim mồi (Decoy Effect)
Hiệu ứng này xảy ra khi một lựa chọn được thêm vào danh sách để làm cho một lựa chọn khác trở nên hấp dẫn hơn đối với khách hàng. Lựa chọn được thêm vào, gọi là “chim mồi”, thường là một phiên bản có giá cao hơn hoặc có giá trị ít hấp dẫn hơn so với lựa chọn ban đầu.
Ví dụ: Trà sữa Koi Thé kinh doanh với ba lựa chọn size trà sữa:
Size S với mức giá 50k/ly
Size M với mức giá 70k/ly
Size L với mức giá 90k/ly
Trong trường hợp này, trà sữa size M chính là sản phẩm chim mồi, khuyến khích khách hàng đưa ra đưa ra sự lựa chọn hơn.
Xem thêm: Hiệu ứng chim mồi – Decoy Effect trong kinh doanh
Hiệu ứng đám đông (Informational Social Influence)
Hiệu ứng này diễn ra khi một cá nhân hoặc nhóm người quyết định hoặc thay đổi hành vi của mình dựa trên thông tin được cung cấp hoặc hành vi của những người khác. Điều này thường xảy ra khi người mua hàng quan sát và lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên những đánh giá, bình luận hoặc hành vi của người khác.
Ví dụ: Trước khi quyết định mua hàng trên các sản thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki, …), khách hàng thường có xu hướng đọc các bình luận đánh giá về sản phẩm đó.
Hiệu ứng mỏ neo (Anchoring Effect)
Hiệu ứng này là sự ảnh hưởng của một con số cụ thể được cung cấp trước đó (gọi là “mỏ neo”) đến quyết định của người tiêu dùng. Con số đó thường được sử dụng để so sánh và đánh giá các lựa chọn sau đó.
Ví dụ: Khi cửa hàng quần áo giảm giá một sản phẩm từ 500k xuống 300k, khách hàng cảm thấy đây là một ưu đãi tốt vì họ so sánh với con số ban đầu là 500k.
Xem thêm: Hiệu ứng mỏ neo – Anchoring Effect
Hiệu ứng tâm lý lan truyền (Social Proof)
Hiệu ứng này xảy ra khi người tiêu dùng dựa vào hành vi của người khác để đưa ra quyết định. Khi họ thấy người khác đang mua hoặc sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ, họ có xu hướng tin rằng sản phẩm hoặc dịch vụ đó là đáng tin cậy và giá trị.
Ví dụ: Doanh nghiệp sử dụng đánh giá từ khách hàng trước đó hoặc số lượng sản phẩm đã bán được để tạo ra hiệu ứng lan truyền và thúc đẩy quyết định mua hàng của khách hàng mới.
Hiệu ứng phân nhóm (Clustering)
Hiệu ứng này là sự thiên vị của người mua hàng để chọn các tùy chọn mà họ nghĩ rằng nằm trong cùng một nhóm hoặc phân loại. Điều này có thể dẫn đến việc chọn lựa các sản phẩm hoặc dịch vụ có tính chất tương tự hoặc gần gũi với nhau.
Ví dụ: Khách hàng đang sử dụng điện thoại Iphone thường muốn mua tai nghe, thường có xu hướng chọn tai nghe cùng hãng điện thoại đang sử dụng.
Hiệu ứng ngủ quên (Sleeper Effect)
Hiệu ứng này xảy ra khi một thông điệp hoặc quảng cáo ban đầu không tạo ra ảnh hưởng lớn ngay lập tức, nhưng sau một thời gian, người tiêu dùng bắt đầu nhớ và chấp nhận thông điệp đó mà không nhớ rõ nguồn gốc.
Ví dụ: Thành công vang dội của chiến dịch marketing Điện Máy Xanh, ban đầu không mấy người ấn tượng nhưng lâu dần sẽ bắt đầu nhớ giai điệu bài hát.
Xem thêm: Hiệu ứng ngủ quên – Sleeper Effect
Hiệu ứng ám ảnh về mất mát (Loss Aversion)
Hiệu ứng này mô tả sự ưu tiên của con người đối với việc tránh mất mát hơn là đạt được lợi ích. Người mua có xu hướng đánh giá mất mát gấp đôi so với lợi ích tiềm năng.
Ví dụ: Một chương trình khuyến mãi với thông điệp “Số lượng có hạn” hoặc “Hết hạn sớm” có thể kích thích hiệu ứng ám ảnh về mất mát, khiến khách hàng cảm thấy cần phải mua ngay để tránh mất đi cơ hội.
Hiệu ứng tâm lý nguyên bản (Verbatim Effect)
Hiệu ứng này mô tả khả năng của người tiêu dùng nhớ các chi tiết cụ thể của một thông điệp hoặc quảng cáo, đặc biệt là khi thông điệp được trình bày dưới dạng văn bản.
Ví dụ: Một quảng cáo trên mạng xã hội với một thông điệp văn bản rõ ràng và đầy đủ thông tin có thể được nhớ lâu hơn so với một quảng cáo video với nội dung phức tạp.
Hiệu ứng khan hiếm (Scarcity Effect)
Hiệu ứng này xảy ra khi sản phẩm hoặc dịch vụ trở nên hấp dẫn hơn khi chúng trở nên khan hiếm hoặc có sẵn trong một thời gian ngắn hoặc số lượng giới hạn.
Ví dụ: Highland thường có chương trình khuyến mãi với thông điệp giảm giá 50% khi quay lại mua nước trong hai ngày, kích thích hiệu ứng khan hiếm, tăng cường nhu cầu mua hàng từ phía khách hàng.
Hiệu ứng cánh bướm (Butterfly Effect)
Hiệu ứng này mô tả sự phức tạp và không đoán trước được của các tương tác nhỏ có thể gây ra những thay đổi lớn và không lường trước được trong hành vi của người tiêu dùng hoặc thị trường.
Ví dụ: Vinasoy, thương hiệu này được khởi thành khi đậu nành vẫn là một loại thực phẩm bình dân, không có nhiều giá trị. Nhưng cho đến nay kết quả mà doanh nghiệp này đạt được TOP 5 công ty sản xuất sữa đậu nành lớn nhất trên thế giới.
Tạm kết
Trên đây là tổng hợp 10 hiệu ứng tâm lý khách hàng được sử dụng phổ biến ở marketing trong bán hàng. Bên cạnh việc hiểu được tâm lý khách hàng, doanh nghiệp cũng cần có kế hoạch chăm sóc khách hàng cụ thể theo từng giai đoạn.
Giải pháp Tổng đài đa kênh – Buss Call ra đời nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hoạt động chăm sóc khách hàng với hệ thống đa kênh, gói gọn tất cả trong một. Các kênh giao tiếp như Facebook Messenger, Zalo OA, Email, Hotline đều được quản lý thông qua một nền tảng, giúp tiết kiệm thời gian, thuận tiện hơn trong quá trình chăm sóc khách hàng.